Mang trong mình rất nhiều những tính năng tuyệt vời như khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, tính thẩm mỹ cao hiện nay các
mẫu trần thạch cao phòng ngủ được đông đảo khách hàng ưu tiên sử dụng trong
thiết kế và thi công tổ ấm của mình.
Với một phòng ngủ hoàn hảo ngoài phần nội thất, ngoại thất cùng cách trang trí độc đáo, màu sắc ấn tượng thì thiết kế trần nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trần nhà không chỉ giúp định hình khung nhà mà còn làm nổi bật được phong cách, cá tính mang đến cho gia chủ không gian nghỉ ngơi lý tưởng nhất.
1. Trần thạch cao phòng ngủ là gì?
Trần thạch cao là loại trần được lắp ghép bằng các tấm thạch cao với nhau tạo thành hệ khung trần. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì trần thạch cao là một kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả, các vật tư phụ liên quan.
2. Phân loại trần thạch cao phòng ngủ
2.1 Phân loại trần thạch cao dựa theo chức năng
Dựa theo chức năng thì trần thạch cao được phân chia thành những loại sau:
2.1.1. Trần thạch cao cách âm
Xét về cấu tạo những tấm trần thạch cao cách âm gồm có 3 phần chính là: hệ khung xương, tấm thạch cao và bông thủy tinh. Được tạo bởi lớp giấy giảm âm Glass Matt có cấu trúc dạng lỗ hổng tròn bên ngoài được bao phủ bởi lớp bông thủy tinh có tính kín cao nên loại trần này có khả năng cách âm cho trần.
Cơ chế hoạt động của loại trần này là ngăn chặn đường đi của âm thanh nhằm giảm âm lượng tiếng ồn. Chính vì thế trần thạch cao có khả năng cách âm tốt hơn gấp 1.5 lần so với các loại trần có cùng độ dày.
2.1.2. Trần thạch cao chống cháy
Loại trần thạch cao dành cho phòng ngủ này được làm từ bột thạch cao trộn với thủy tinh làm giảm tỷ lệ dẫn nhiệt. Do vậy thạch cao không hấp thụ được độ nóng đồng thời còn hạn chế được việc làm thoát nhiệt ra bên ngoài. Trần thạch cao chống cháy có khả năng chịu lửa trực tiếp tương đối cao có thể lên đến 2h và thậm chí là 3h đồng hồ.
2.1.3. Trần thạch cao chống ẩm
Trần thạch cao chống ẩm rất hợp với phòng ngủ thấp và có hơi ẩm nhiều. Bề mặt của trần được phủ một lớp sơn chống thấm sau đó là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt sau và mặt trước. Đặc biệt phần lõi của trần có kết cấu chống ẩm tối ưu và không sản sinh ra nấm mốc.
Mẫu trần thạch cao chống ẩm
2.2 Phân loại theo hình dáng
Nếu phân chia theo hình dáng thì trần thạch cao có hai loại chính là: trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi. Cụ thể:
2.2.1. Trần thạch cao chìm
Loại trần này rất phù hợp với phòng ngủ được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản. Nhìn qua thì trần thạch cao chìm khá giống với trần bê tông phẳng nhưng mang tính thẩm mỹ hơn. Chúng có tác dụng che lấp các khuyết điểm khi xây dựng cũng như trang trí nội thất. Ngoài ra loại trần này còn có công dụng cách âm, cách nhiệt tốt và không gây độc hại.
2.2.2. Trần thạch cao nổi
Đây là loại trần đã được định hình sẵn trước khi thi công. Hiện nay loại trần này được sử dụng cho rất nhiều những không gian khác nhau bởi chúng cứng, bền, chịu nhiệt tốt, chống cháy cao, khối lượng nhẹ giảm độ nặng cho móng nhà và rất thân thiện với môi trường.
2.3 Phân loại trần thạch cao dựa theo tính chất
2.3.1. Trần thạch cao cổ điển
Loại trần này phù hợp với phòng ngủ biệt thự được thiết kế theo phong cách cổ điển sang trọng và quý phái. Trần thạch cao cổ điển có các họa tiết trang trí rất cầu kỳ gồm có: mái vòm, chỉ nẹp hoa văn, góc trang trí trần tường hoa văn và phào chỉ hoa văn… nhằm tạo nên sự quý phái, đẳng cấp cho không gian nghỉ ngơi.
2.3.2. Trần thạch cao tân cổ điển
Trần thạch cao tân cổ điển là sự trộn lẫn, giao thoa hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các họa tiết, hoa văn thường sử dụng gồm: góc trang trí trần tường trơn, chỉ nẹp trơn, chỉ nẹp cong, phào chỉ trơn…Loại trần này được sử dụng cho phòng ngủ chung cư, biệt thự được thiết kế theo phong cách tân cổ điển sang trọng và độc đáo.
2.3.3. Trần thạch cao hiện đại
Là loại trần được sử dụng nhiều nhất và phù hợp với mọi mọi diện tích không gian lớn, nhỏ khác nhau. Với trần thạch cao hiện đại bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, hoa văn và vật dụng trang trí khác nhau nhằm tạo nên cá tính, phong cách riêng. Và hiển nhiên loại trần này sẽ phù hợp với phòng ngủ của ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản.
3. Ưu và nhược điểm của trần thạch cao phòng ngủ
3.1. Ưu điểm
+ Trần thạch cao có thể thiết kế với các họa tiết tinh xảo, bắt mắt với nhiều màu sắc độc đáo, kiểu dáng đa dạng phù hợp với mọi xu hướng.
+ Trần thạch cao không có mùi, không gây độc hại sẽ giúp bạn có được giấc ngủ thật sâu và ngon mà không lo tiếng ồn bên ngoài làm ảnh hưởng.
+ Thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng và có thể trang trí với đèn hay kết hợp với các vật liệu khác như gỗ, nhôm, kính….
+ Khả năng chống cháy, chịu nhiệt, cách âm và chống ẩm tốt phù hợp với khí hậu của Việt Nam….
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì trần thạch cao vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
Cần phải chống nước cho trần trước khi thiết kế trần thạch cao phòng ngủ
+ Khả năng chống nước của trần khá kém nên cần phải tránh nước khi thi công nếu không trần bị ngấm nước gây hiện tượng ố vàng làm mất tính thẩm mỹ.
+ Một số loại trần thạch cao khung nổi khi treo những vật trang trí nặng sẽ gây sụt và làm bể trần. Khi trần thạch cao bị hỏng thì việc sửa chữa sẽ mất rất nhiều thời gian bởi bạn cần phải tháo dỡ cả trần mới có thể khắc phục được.
4. Nguyên tắc thiết kế và thi công trần thạch cao cho phòng ngủ
Khi lựa chọn mẫu trần thạch cao cho phòng ngủ bạn cần phải chú ý phong cách thiết kế tổng thể của ngôi nhà. Chẳng hạn nếu ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại thì bạn không thể lựa chọn mẫu trần thạch cao đẹp theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển. Bởi chúng sẽ làm mất đi tính cân bằng và nét đẹp thẩm mỹ chung của không gian. Thiết kế trần thạch cao cho phòng khách bạn cần phải lưu ý những điều sau:
4.1. Dựa vào mục đích sử dụng và điều kiện gia đình
Dựa vào mục đích sử dụng, điều kiện của gia đình sẽ giúp bạn chọn lựa được mẫu trần thạch cao cho phòng ngủ thật ưng ý và tiết kiệm nhất. Với những ngôi nhà ở gần đường lớn thì bạn hãy lựa chọn mẫu trần thạch cao chống ồn cho phòng ngủ là phù hợp nhất.
Với căn hộ chung cư, biệt thự thì bạn nên dùng loại trần thạch cao nhập khẩu để tôn lên vẻ đẹp đẳng cấp cho không gian.
Đối với các căn nhà ống, nhà phố, nhà cấp 4 thì bạn có thể lựa chọn các mẫu trần thạch cao cá tính, thiết kế độc đáo cho phòng ngủ cho phù hợp với phong cách và sở thích của mình.
4.2 Chú ý đến hệ khung xương của trần thạch cao
Hệ khung xương đóng vào trò nâng đỡ toàn bộ trần thạch cao nhằm đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho toàn bộ hệ trần kể cả khi kết hợp với các phụ kiện trang trí khác. Đa phần mỗi tấm trần thạch cao sẽ nặng khoảng 20kg và khi kết hợp với các phụ kiện trang trí khác như đèn chiếu sáng, đèn chùm, quạt…thì trọng lượng có thể tăng gấp đôi.
Do vậy việc đầu tư một hệ khung xương vững chắc để đảm bảo sự an toàn và thời gian sử dụng lâu dài là điều vô cùng cần thiết.
4.3. Quan tâm đến cách phối màu cho trần thạch cao
Màu sắc sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ chung của cả không gian. Khi thiết kế phòng ngủ bạn cần phải phối màu trần thạch cao thật hài hòa để tạo nên sự tinh tế và độc đáo cho không gian. Với màu sắc trần của phòng ngủ bạn nên lựa chọn những gam màu nhẹ nhàng, trang nhã nhằm mang lại cảm giác êm ái và thư giãn khi nghỉ ngơi.
Đặc biệt với mẫu trần thạch cao dùng cho phòng ngủ có diện tích hạn chế thì bạn nên sử dụng gam màu tươi sáng như xanh lá cây, vàng, xanh da trời…nhằm tạo sự thông thoáng và chiều sâu cho không gian.
Quan tâm đến màu sắc của trần khi thiết kế trần thạch cao cho phòng ngủ
Với mẫu trần thạch cao cho phòng ngủ có diện tích lớn thì bạn hãy ưu tiên sử dụng gam màu ấm như socola, tím than, cam đất….nhằm tạo sự yên tĩnh cũng như điểm nhấn cho căn phòng.
4.4 Lựa chọn kiểu trần, chi tiết phù hợp với không gian phòng ngủ
Kiểu trần và các chi tiết được xem là những yếu tố cực quan trọng quyết định đến việc bạn có sở hữu một mẫu trần thạch đẹp toàn diện hay không. Phòng ngủ là không gian cần sự yên tĩnh do đó bạn không nên thiết kế trần có các đường uốn lượn hoặc góc nhọn. Bởi các hình này thuộc mệnh Kim có tính động không phù hợp với phòng ngủ.
Phòng ngủ bạn nên thiết kế khối hình vuông sẽ là phù hợp nhất. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý tránh các góc nhọn có nhiều sát khí chĩa ra cửa phòng sẽ làm ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Đặc biệt với trần thạch cao cho phòng ngủ cổ điển, tân cổ điển thì bạn hãy chọn kiểu trần giật cấp. Còn với phòng ngủ có diện tích hạn chế thì nên chọn các đường phào chỉ nổi để tráng gây rối mắt, cầu kỳ cho tổng thể không gian.
4.5 Chú ý trang trí trần cho phòng ngủ
Có rất nhiều phụ kiện để trang trí trần thạch cao cho không gian phòng ngủ đẹp như đèn led, đèn chùm, đèn thả, đèn âm trần, quạt…bạn hãy chú ý lựa chọn phụ kiện chiếu sáng cũng như trang trí thật hài hòa với tổng thể thiết kế của ngôi nhà.
Phòng ngủ có diện tích hạn chế thì bạn nên lựa chọn những phụ kiện vừa phải và không quá cầu kỳ chỉ cần đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho căn phòng. Từ đó sẽ giúp không gian thêm rộng rãi và thoáng đãng hơn.
5. 10 mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp 2018
Dưới đây là một số mẫu trần thạch cao đẹp, ấn tượng và độc đáo dành cho phòng ngủ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
Mẫu 1: Trần thạch cao phẳng 3D cho phòng ngủ thêm độc đáo và đẳng cấp hơn
Mẫu 2: Trần thạch cao 3D đẹp cho phòng ngủ
Mẫu 3: Mẫu trần nhà thạch cao phòng ngủ mộc mạc mà quý phái vô cùng
Mẫu 4: Mẫu trần phẳng đơn giản mà cuốn hút
Mẫu 5: Mẫu trần thạch phẳng hiện đại
Mẫu 6: Mẫu trần thạch cao giật cấp cá tính với gam màu chủ đạo thật lãng mạn
Mẫu 7: Mẫu trần giật cấp độc đáo và hiện đại
Mẫu: Mẫu trần thạch cao giật cấp đơn đẹp mắt kết hợp với đèn led tinh tế
Mẫu 9: Mẫu trần thạch cao giật cấp vuông đơn giản mà ấn tượng
Mẫu 10: Mẫu trần giật cấp 3D sang trọng và quý phái
6. Những lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng ngủ
+ Phòng ngủ rất cần sự yên lặng vậy nên khi thiết kế trần thạch cao bạn cần phải chú ý đến vấn đề phong thủy nhằm đem lại giấc ngủ sâu và thu hút thêm tài lộc, vận khí cho gia chủ.
+ Trong quá trình thi công trần thạch cao phải tuyệt đối tránh để nước ngấm vào làm giảm chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của trần.
+ Các mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng ngủ rất đa dạng lại nhiều phong cách khác nhau. Bạn hãy xem xét thiết kế tổng thể cũng như nội thất của phòng ngủ để lựa chọn mẫu trần phù hợp nhất.
+ Qua một thời gian sử dụng trần thạch cao sẽ xảy ra hiện tượng nứt, vỡ gây mất mỹ quan. Khi phát hiện nứt, vỡ bạn cần phải xử lý thật nhanh chóng.
Trên đây
Northinterior.vn đã chia sẻ đến cho bạn các
mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp – sang- độc- chất. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được cho mình
mẫu trần thạch cao phù hợp nhất cho tổ ấm của mình.